Về mặt bản chất, tiết kiệm tiền là việc dành ra một phần thu nhập để sử dụng cho những mục đích trong tương lai hoặc để phòng ngừa rủi ro. Để tiết kiệm tiền hiệu quả, cần phải có kế hoạch rõ ràng, quản lý chi tiêu chặt chẽ và tránh những khoản chi không cần thiết. Trong bài viết này, hãy cùng Staibins tìm hiểu cách tiết kiệm tiền hiệu quả mỗi tháng.
1. Tiết kiệm tiền bằng cách thay đổi tư duy về tiền bạc
Tư duy tiền bạc là tập hợp các thái độ, niềm tin và giá trị của bạn về tiền bạc. Nó có thể ảnh hưởng đến cách bạn kiếm tiền, chi tiêu tiền và tiết kiệm tiền.
Nếu bạn có tư duy tiền bạc tiêu cực, bạn sẽ khó có thể tiết kiệm tiền. Bạn có thể nghĩ rằng tiết kiệm tiền là khó khăn hoặc không cần thiết. Bạn cũng có thể có xu hướng chi tiêu nhiều hơn bạn kiếm được.
Thay đổi tư duy tiền bạc là bước quan trọng đầu tiên để bắt đầu tiết kiệm tiền. Khi bạn có tư duy tiền bạc tích cực, bạn sẽ có động lực để tiết kiệm và kiên trì theo đuổi mục tiêu tiết kiệm của mình. Việc thay đổi tư duy tiền bạc là một quá trình lâu dài và cần có sự kiên trì. Hãy bắt đầu từ những bước nhỏ và dần dần thay đổi cách bạn suy nghĩ về tiền bạc.
Hãy bắt đầu từ những bước nhỏ, chẳng hạn như lập kế hoạch chi tiêu tiết kiệm hoặc tự động hóa việc tiết kiệm. Ngoài ra, có rất nhiều tài liệu có sẵn để giúp bạn thay đổi tư duy tiền bạc. Bạn có thể đọc sách, bài báo, tham gia các khóa học hoặc có thể nói chuyện với bạn bè, gia đình hoặc chuyên gia tài chính.
2. Đặt ra mục tiêu tiết kiệm tiền lương cụ thể cho từng tuần, từng tháng, quý, năm
Nguyên tắc hàng đầu trong việc cách tiết kiệm tiền chính là đặt ra mục tiêu. Nếu thiếu đi lý do hay mục đích cụ thể thì rất khó để có thể tiết kiệm được hiệu quả và liên tục trong thời gian dài.
Bạn sẽ thường thấy 6 mục đích tiết kiệm tiền sau đây:
- Tiết kiệm tiền cho những trường hợp khẩn cấp.
- Tiết kiệm tiền trả nợ.
- Tiết kiệm tiền cho những dự định nhỏ, có kế hoạch trước.
- Tiền kiệm tiền cho những dự định lớn như kinh doanh, mua nhà, mua xe hay đi du học.
- Tiết kiệm tiền khi về hưu hoặc để nghỉ hưu sớm.
- Tiết kiệm tiền để làm từ thiện, giúp đỡ người khó khăn.
Và có thể là những mục tiêu ngắn hạn dài hạn hay thậm chí mục tiêu khó đạt được nhưng nhất định phải có mục tiêu.
Ví dụ, bạn muốn mua một chiếc túi xách đắt tiền giá 5 triệu đồng và đặt ra mục tiêu phải mua trong 2 tháng thì mỗi ngày bạn phải tiết kiệm được 85 ngàn đồng. Việc chia nhỏ ra sẽ giúp bạn có thêm động lực để tiết kiệm.
3. Lập kế hoạch chi tiêu theo nguyên tắc 4 chiếc hộp
Bạn đã từng nghe về Nguyên tắc tiết kiệm với 4 chiếc hộp, 6 chiếc lọ tài chính hay đơn giản nhất là 2 hũ chi tiêu. Đây là một nguyên tắc hay đã được kiểm chứng và áp dụng rộng rãi thành công. Đối với dân văn phòng chính hiệu, thì đây là cách thức đơn giản bạn có thể áp dụng ngay sau ngày… nhận lương. Ở đây, chúng ta sẽ chọn cách tiết kiệm tiền với 4 chiếc hộp và cùng nhau lên kế hoạch phù hợp với bản thân nhé.
Đầu tiên, hãy xem (tổng) thu nhập hàng tháng của bạn là một tổng thể 100%, từ đó phân chia cho 4 chiếc hộp với những tỉ lệ khác nhau, gồm:
Hộp thứ 1: Nhu cầu thiết yếu – chiếm 50% mức thu nhập
Đây là chiếc hộp bắt buộc phải có. Chiếc hộp này sẽ dành cho những nhu câu thiết yếu không thể thiếu như ăn uống, xe cộ đi lại, các khoản định phí cố định như tiền điện thoại, 3G/4G, Internet.
Hộp thứ 2: Hưởng thụ – chiếm 10-15% mức thu nhập
Bạn đã từng nghe câu “Work hard play hard” rồi chứ! Nếu bạn thuộc tuýp người này thì chiếc box thứ 2 chính là chiếc hộp bạn yêu thích nhất đúng không nào? Một điều thật lạ khi số đông cho rằng cách tiết kiệm tiền tốt nhất là hãy “hưởng thụ” một cách có kế hoạch.
Giải thích thêm, chiếc hộp hưởng thụ được xem là một khoản phí “động lực” giúp bạn tái tạo năng lượng định kỳ, tạo ra nhiều cảm hứng hơn trong công việc lẫn cuộc sống. Chẳng ai mà không vui khi “hưởng thụ” cả. Thật ra chiếc hộp này còn có ý nghĩa chăm sóc và yêu thương bản thân nhiều hơn vì bạn xứng đáng. Hưởng thụ ở đây tức là bạn đang trải nghiệm một dịch vụ tinh thần nào đấy. Bạn có thể sử dụng nó để đi đến một nhà hàng sang trọng, một tiệm spa thư giãn, tham gia bữa party cùng bạn bè, mua chiếc túi bạn yêu thích hay máy chơi game PS5 chẳng hạn.
Hộp thứ 3: Quỹ dự phòng thất nghiệp – 15%
Hmmm, kế tiếp vẫn là một chiếc hộp không thể thiếu. Đây được em là một khoản tiền dự phòng cho tương lai hoặc cho những rủi ro không mong muốn xảy ra trong công việc. Thật sự rất khó khăn nếu bạn thất nghiệp mà không có bất kỳ khoản dự phòng nào. Có rất nhiều lý do để chiếc hộp này trở nên quan trọng và cần thiết như:
- Công ty cắt giảm nhân sự
- Mức thu nhập của bạn giảm đi vì một lý do bất khả kháng nhưng chi phí sinh hoạt vẫn tăng đều theo lạm phát
- Hoặc, bất chợt có một ngày bạn muốn tạm dừng công việc trong 3-6 tháng, có một kỳ “Career break” – kỳ nghỉ sự nghiệp để cân bằng lại công việc và cuộc sống
Hãy thật nghiêm túc thực hiện cách tiết kiệm tiền này nhé, sẽ có lúc bạn cảm thấy thật may mắn khi đã tuân thủ đúng nguyên tắc số 3 này.
Hộp thứ 4: Tiết kiệm dài hạn/ngắn hạn có mục tiêu – 20%
Đây là chiếc hộp cuối cùng và quan trọng giúp bạn thực hiện những mục tiêu của mình trong tương lai. Chiếc hộp này mang tính chất trọng đại như mua nhà, mua xe hay đầu tư kinh doanh. Bạn cũng có thể đặt mục tiêu “giáo dục” nâng cấp kiến thức cho bản thân bằng cách tham gia các khóa học ngắn hạn, văn bằng tiếp theo cho chuyên môn.
Vậy bạn đã có 4 chiếc hộp cho mình. Điều duy nhất bạn cần làm lúc này là nghiêm túc thực hiện, không trì hoãn, không phá vỡ nguyên tắc bạn nhé.
4. Kiểm soát chi tiêu mỗi ngày bằng cách ghi chép
Đã bao giờ bạn tự mình ngồi lại, lấy giấy bút ra và ghi lại những khoản tiền cho dù là nhỏ nhất mà bạn đã chi tiêu trong ngày hay không? Chắc chắn là rất ít bởi ngay cả bản thân bạn cũng không biết mình đã chi tiêu những gì.
Nếu bạn không thể thống kê được hằng ngày thì hãy thống kê hàng tuần. Hãy cố gắng kiểm soát số tiền mình đã chi ra nhằm quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn. Có một cách tiết kiệm tiền hay gọi là “quy tắc bất hủ” bạn NÊN thuộc nằm lòng đó là: Hãy chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được.
5. Loại bỏ khoản chi tiêu không cần thiết, cách tiết kiệm tiền tối đa
Thông thường, các khoản tiền trong tháng bạn cần phải chi bao gồm:
- Tiền ăn: bao gồm các buổi ăn sáng, ăn trưa và ăn tối.
- Tiền phương tiện đi lại: xăng, gửi xe, bảo trì xe.
- Tiền xã giao tiệc tùng, cà phê.
- Tiền nhà (nếu bạn ở ngoại tỉnh thuê nhà làm việc trong thành phố lớn).
- Tiền mua sắm những vật dụng cần thiết.
Ngoài ra còn một số các khoản tiền khác nữa, bạn hãy thử cộng tất cả lại, nếu chúng vượt quá thu nhập hoặc là bằng ngang thu nhập của bạn thì hãy nhanh chóng tìm những khoản nào thật sự không cần thiết và hạn chế lại. Bạn có thể cắt giảm chi tiêu bằng cách nấu ăn tại nhà, đi xe buýt hoặc đi bộ thay vì đi taxi, hủy đăng ký các dịch vụ không sử dụng,… Và nếu tất cả các khoản chi đều cần thiết, thì cách duy nhất bạn cần làm là nâng mức thu nhập của mình lên nhé.
6. Tự động hóa việc tiết kiệm tiền mỗi tháng
Tự động hóa việc tiết kiệm tiền là một cách đơn giản nhưng hiệu quả để giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính của mình. Khi bạn tự động hóa việc tiết kiệm, bạn sẽ trích một khoản tiền nhất định từ tài khoản thanh toán của mình và chuyển sang tài khoản tiết kiệm mỗi tháng. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền mà không cần phải suy nghĩ về nó.
Ví dụ, chủ tài khoản cần tích lũy số tiền 2 triệu đồng từ 11/9/2023 đến ngày 01/02/2023 với mục tiêu mua sắm cho Tết Nguyên Đán. Tần suất tích lũy mỗi ngày thì gợi ý bạn tích lũy 15.000 VND mỗi ngày và quá trình này được thiết lập tự động.
7. Tăng thu nhập từ gửi tiết kiệm ngân hàng
Sau khi tích lũy được một khoản tiền từ chiếc hộp tiết kiệm thì các bạn hãy gửi tiết kiệm để giúp gia tăng nguồn thu nhập thụ động của bản thân. Điểm mạnh của gửi tiết kiệm ngân hàng là sự ổn định và an toàn.
Trong số các ngân hàng hiện nay, Staibins áp dụng mức lãi suất cạnh tranh cùng nhiều tính năng hấp dẫn cho khách hàng. Cụ thể như sau:
- Thủ tục đơn giản, nhanh chóng: Khách hàng chỉ cần có CMND/CCCD và tài khoản ngân hàng Staibins là có thể mở sổ tiết kiệm online với số tiền tối thiểu chỉ từ 100.000 VND.
- Lãi suất cạnh tranh: Staibins áp dụng lãi suất cáo cho sản phẩm Tiết kiệm trực tuyến (Term Deposit), kỳ hạn gửi đa dạng từ 1-18 tháng.
- Tối ưu tiền lãi: Staibins cho phép khách hàng chia nhỏ sổ tiết kiệm thành nhiều sổ nhỏ hơn (tối đa 4 sổ/lần), mỗi sổ có số tiền tối thiểu là 100.000 VND. Việc chia nhỏ sổ tiết kiệm giúp khách hàng linh hoạt hơn trong việc rút tiền, đồng thời vẫn đảm bảo được mức lãi suất cao nhất. Tính năng này giúp khách hàng linh hoạt hơn trong việc sử dụng tiền tiết kiệm, chẳng hạn như để chi trả cho các khoản chi phí phát sinh đột xuất hoặc để đầu tư vào các cơ hội kinh doanh mới.
- Các phương thức tái tục linh hoạt: Khách hàng có thể chọn Tái tục gốc hoặc Tái tục toàn bộ. Với phương thức tái tục gốc thì khi tới ngày đáo hạn, số tiền gốc ban đầu sẽ được tái đầu tư vào một sổ tiết kiệm mới với cùng kỳ hạn và lãi suất hiện hành, trong khi đó, số tiền lãi sẽ được chuyển về tài khoản của bạn. Phương thức tái tục toàn bộ đến ngày đáo hạn thì số tiền lãi của kỳ hiện tại sẽ được cộng dồn vào số tiền gốc để tái đầu tư sổ tiết kiệm lãi suất hiện hành mới với số vốn lớn hơn, từ đó, tạo ra một nguồn tiền lớn hơn cho các kỳ tiếp theo.
Tóm lại, gửi tiết kiệm tại ngân hàng không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền mà còn mang lại thu nhập thụ động, giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính và tạo ra một nguồn thu nhập ổn định trong tương lai.
8. Không mượn tiền, tạm ứng với mục đích chi tiêu
Việc vay mượn tiền, dù là ngắn hạn hay dài hạn, đều sẽ dẫn đến phát sinh lãi suất. Lãi suất vay càng cao thì khoản tiền cần trả lại càng lớn, đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chi tiêu nhiều hơn cho khoản nợ đó. Điều này rất dễ dẫn đến vòng lặp vay- trả trong tương lai và gây áp lức tài chính mỗi tháng cho bạn.
9. Không lạm dụng thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng là một công cụ thanh toán tiện lợi và có nhiều ưu đãi, nhưng nếu không sử dụng cẩn thận, bạn có thể dễ dàng bị lạm dụng và dẫn đến tình trạng nợ nần, vượt quá khả năng chi trả của bản thân. Vậy, để tiết kiệm tiền hiệu quả, các bạn cần sử dụng thẻ tín dụng một cách cẩn thận và có trách nhiệm.
10. Giữ sức khỏe ở trạng thái tốt là cách tiết kiệm tiền hiệu quả nhất
Cách tiết kiệm tiền này có phần khác biệt nhưng thật sự hiệu quả vì những lý do sau:
- Giảm chi phí y tế: Khi có sức khỏe tốt, bạn sẽ ít phải đi khám chữa bệnh, từ đó giảm bớt chi phí y tế.
- Tăng năng suất làm việc: Khi có sức khỏe tốt, bạn sẽ có nhiều năng lượng để làm việc, từ đó tăng năng suất làm việc và thu nhập.
- Tăng chất lượng cuộc sống: Khi có sức khỏe tốt, bạn sẽ có thể tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn hơn.
11. Tiết kiệm tiền lẻ mỗi ngày hiệu quả bất ngờ
Tư duy “Tích tiểu thành đại” trong tiết kiệm tiền sẽ đem lại cho bạn bất ngờ. Bên cạnh việc tiết kiệm theo mục tiêu đã đề ra, bạn cũng có thể có thêm một khoản tiết kiệm nữa từ việc “bỏ heo” tiền lẻ. Mỗi ngày để dành 5.000 VNĐ thì trong một năm bạn sẽ tích góp được 1.825.000 VNĐ. Với số tiền này bạn sẽ có thể chi tiêu cho rất nhiều thứ hữu ích khác. Hãy tích góp những điều nhỏ nhất từ hôm nay để gặt được quả ngọt sau này nhé!
12. Tận dụng khuyến mãi – Cách tiết kiệm chi tiêu cực hiệu quả
Khuyến mãi ở siêu thị mỗi ngày, mã khuyến mãi, voucher trên sàn thương mại điện tử, ưu đãi tặng kèm ngày nhận lương,… sẽ giúp bạn chi tiêu tiết kiệm tối đa nếu biết cách tận dụng.
Hầu hết các nền tảng mua sắm trực tuyến hay truyền thống đều có những chương trình khuyến mãi mỗi tháng mỗi mùa. Điển hình nhất là Khuyến Mãi Ngày Đôi như 11/11, 12/12 của các sàn thương mại điện tử, Sản phẩm chất lượng cao giảm giá tại siêu thị có thể giúp bạn tiết kiệm đến 50% – 70% giá trị thông thường của sản phẩm.
13. Tiết kiệm năng lượng sử dụng hàng ngày
Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất như tắt bớt đèn khi không sử dụng, dùng đèn LED thay đèn sợi đốt, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông để tiết kiệm tiền xăng và nâng cao sức khỏe bảo vệ môi trường,… Ngoài ra, nếu điều kiện khí hậu cho phép, bạn cũng có thể tận dụng các nguồn năng lượng tự nhiên cho gia đình như dùng năng lượng mặt trời.
14. Kiên định với mục tiêu tiết kiệm
Cách tiết kiệm tiền hiệu quả của bạn sẽ không hoàn toàn dễ dàng vì có rất nhiều cám dỗ. Ví dụ như, có món đồ bạn yêu thích được giảm giá, mặc dù bạn không mang đủ tiền mặt nhưng vẫn sử dụng thẻ thanh toán cho món đồ đó khiến cho mục tiêu tiết kiệm của bạn thất bại. Vậy nên, bạn phải kiên định với mục tiêu của mình.
- Ưu tiên mua sắm theo nhu cầu chứ không phải theo sở thích.
- Mua đồ cũ hoặc đồ giảm giá.
- Tự nấu ăn ở nhà thay vì ăn ngoài.
- Hạn chế sử dụng thẻ tín dụng.
- Tự làm các công việc nhà.
- Tìm kiếm các chương trình khuyến mại, ưu đãi.
Trong cuộc sống, cách tiết kiệm tiền là một thói quen thông minh và quyết định đầu tư đúng đắn có thể mang lại lợi ích lớn cho tài chính cá nhân của bạn.