Cách tính bảo hiểm thất nghiệp đơn giản nhất cho người lao động

Số tiền được hưởng của bảo hiểm thất nghiệp là một vấn đề người lao động rất quan tâm. Bài viết dưới đây của Staibins sẽ hướng dẫn bạn cách tính bảo hiểm thất nghiệp đơn giản nhất.

1/ Cách tính bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

cách tính bảo hiểm thất nghiệp
Cách tính bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

 

Căn cứ Điều 50 của luật việc làm năm 2013, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được tính theo công thức sau:

Trợ cấp thất nghiệp/ tháng = 60% mức bình quân của tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp 6 tháng liền kề trước đó

Trong đó: Mức trợ cấp thất nghiệp tối đa như sau:

– Đối với người lao động hưởng lương bậc lương do Nhà nước quy định:

Mức trợ cấp thất nghiệp tối đa/tháng = 5 x Lương cơ sở = 5 x 1,49 triệu đồng = 7,45 triệu đồng/tháng

– Đối với người lao động làm việc tại doanh nghiệp thông thường:

Mức trợ cấp thất nghiệp tối đa/tháng = 5 x Mức lương tối thiểu vùng

Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng đang được áp dụng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng

(đồng/tháng)

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa

(đồng/tháng)

Vùng I

4.680.000

23.400.000

Vùng II

4.160.000

20.800.000

Vùng III

3.640.000

18.200.000

Vùng IV

3.250.000

16.250.000

– Trong trường hợp trước khi thất nghiệp, người lao động có 6 tháng liền kề trước đó bị gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 6 tháng liền kề để tính bảo hiểm thất nghiệp là bình quân tiền lương 6 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.

2/ Cách tính số tháng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

cách tính bảo hiểm thất nghiệp
Cách tính số tháng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động đủ điều kiện hưởng

Thời gian được hưởng bảo hiểm thất nghiệp được căn cứ theo Theo khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm năm 2013.

  • Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 đến 36 tháng sẽ được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp
  • Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp
  • Tổng thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa: không vượt quá 12 tháng.

Như vậy quy tắc tính thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp được thể hiện qua bảng sau:

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa được hưởng

Số tháng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Dưới 12 tháng

Không được hưởng

Từ 12-36 tháng

Được hưởng 3 tháng bảo hiểm thất nghiệp

Trên 36 tháng

Số tháng hưởng = thời gian chưa hưởng bảo hiểm thất nghiệp/12

( tối đa không quá 12 tháng)

READ  Xu hướng đầu tư tiền nhàn rỗi 2024

Lưu ý: Trong trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 36 tháng thì số tháng dư lẻ sẽ được bảo lưu để tính cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo nếu đủ điều kiện.

3/ Người lao động có được tính bảo hiểm thất nghiệp 1 lần?

cách tính bảo hiểm thất nghiệp
Người lao động có được tính bảo hiểm thất nghiệp 1 lần không?

Theo khoản 2 điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

  • Tổ chức bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện chi trả tháng đầu tiên của bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động không quá 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được quyết định được hưởng trợ cấp thất nghiệp
  • Tổ chức bảo hiểm xã hội chi trả tiền bảo hiểm thất nghiệp tháng thứ 2 cho người lao động trong thời hạn 5 ngày làm việc tính từ thời điểm ngày thứ 7 nếu không nhận được quyết định dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp.
  • Trong thời gian được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, hàng tháng người lao động phải đến trung tâm dịch vụ việc làm để khai báo về việc tìm kiếm việc làm của mình trừ một số trường hợp đặc biệt.

Như vậy trợ cấp thất nghiệp sẽ được chi trả theo từng tháng cho người lao động chứ không thể lấy 1 lần cho toàn bộ thời gian mà người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Trên đây là hướng dẫn cách tính bảo hiểm thất nghiệp và tính số tháng hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Người lao động đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp làm thủ tục hồ sơ để hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại tại trung tâm bảo hiểm thất nghiệp gần nhất.